Nước Mỹ là một trong những quốc gia mà công dân phải đóng thuế cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, mức thu thuế tại đây rất hợp lý, dựa trên chi tiêu và thu nhập của từng người dân. Nếu muốn định cư Mỹ, bạn cần phải biết 8 loại thuế cơ bản ngay sau đây.
1. Thuế thu nhập cá nhân khi định cư Mỹ
Thuế thu nhập cá nhân khi định cư Mỹ là một trong những loại thuế cơ bản đầu tiên mà ai định cư ở đây cũng cần nắm rõ. Tiền thuế này sẽ phụ thuộc và nguồn thu nhập mà bạn kiếm được hàng tháng, bao gồm tiền lương, tiền làm nghề tự do, tiền tip, tiền kinh doanh bất động sản, tiền trúng số,… Công dân nào có thu nhập càng cao thì sẽ đóng thuế càng nhiều.
Trong năm 2021, khung thuế định cư Mỹ cơ bản với các khoản thu nhập thông thường (thu nhập chủ động từ việc làm cho công ty hoặc những doanh nghiệp tự vận hành kinh doanh) như sau:
Thuế suất | Cá nhân khai thuế |
10% | 0 – 9.950 USD |
12% | 9.951 – 40.525 USD |
22% | 40.526 – 86.375 USD |
24% | 86.376 – 164.925 USD |
32% | 164.926 – 209.425 USD |
35% | 209.426 – 523.600 USD |
37% | Từ 523.601 USD |
Thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ sẽ được tính bằng tổng số phí phải nộp từ khoản tiền thù thao thực. Nghĩa là tính từ thu nhập cá nhân đã được khấu trừ các khoản sinh hoạt phí hay đầu tư khác. Nhiều công dân Mỹ thường chọn cách đầu tư vào nhiều hạng mục để giảm mức thuế cần đóng.
2. Thuế tiêu thụ– Sales Tax
Thuế tiêu thụ khi định cư Mỹ sẽ được cơ quan chính quyền tiểu bang và chính quyền khu vực (Thành phố) quản lý Thuế tiêu thụ quy định căn cứ trên giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Mỗi khu vực có mức thuế khác nhau, thông thường giao động từ 0% đến 16% giá trị bán hàng.
Loại thuế này được người bán hàng tính toán cùng với giá cả tương ứng khi giao dịch sản phẩm/dịch vụ, và người bán hàng phải nộp Thuế tiêu thụ thu được trong đúng thời hạn mà chính quyền quy định.
3. Thuế lương bổng – Payroll Tax cho người định cư Mỹ
Thuế lương bổng là loại thuế cơ bản mà tất cả chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang áp dụng cho người lao động. Thuế này sẽ khấu trừ từ lương người lao động. Nhà tuyển dụng sử dụng nhân công sẽ trả khoản thuế này thay người lao động gồm tiền lương, tiền công, tiền boa,…
Thuế lương bổng do chính quyền liên bang thu, được chia làm 3 loại: FICA (The Federal, Insurance Contribution Act); FIT (Federal Income Tax); FUI (Federal Unemployment Insurance).
4. Thuế quà tặng – Gift Tax
Đây là loại thuế mà người tặng quà sẽ phải nộp. Thông thường, người tặng quà sẽ có trách nhiệm báo cáo đầy đủ thông tin về quà tặng. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, người nhận quà tặng cũng phải kê khai thông tin và nộp thuế.
Ngoài ra, trường hợp người đã tặng quà có giá trị cao hoặc nhận lại số tiền ít hơn số tiền đã tặng người khác thì đối tượng của thuế quà tặng là người có quyền công dân Mỹ/ người định cư tại Mỹ và là người không cư trú nhưng có tài sản quà tặng trong lãnh thổ.
Thường trú nhân và công dân định cư Mỹ đều có nghĩa vụ nộp thuế đối với tất cả tài sản tặng trên toàn thế giới. Riêng với người không cư trú tại Mỹ – nếu đã tặng tài sản trong lãnh thổ nước Mỹ thì phải sử dụng mẫu 709 để báo cáo và nộp thuế.
Một số trường hợp mà cư dân không cần nộp thuế quà tặng:
- Quà tặng cho vợ/chồng của người tặng
- Quà tặng cho tổ chức chính trị
- Tài trợ cho các tổ chức y tế, giáo dục
- Quà tặng cho tổ chức từ thiện
- Các món quà tặng có giá trị dưới 15.000 USD/ năm và 11.700.000 USD/ trọn đời.
5. Thuế thừa kế – Estate Tax
Thuế thừa kế trong khi định cư Mỹ được tính trên tất cả tài sản trên toàn thế giới của công dân, thường trú nhân, người cư trú tại Hoa Kỳ khi qua đời. Người thừa kế phải tiến hành kê khai thuế tài sản thừa kế theo mẫu 706 trong vòng 9 tháng kể từ khi người để lại tài sản qua đời.
Tài sản thừa kế sẽ bao gồm tiền mặt, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, lãi từ kinh doanh và các tài sản khác. Tổng của tất cả tài sản thừa kế sẽ được khấu trừ các khoản thế chấp, nợ, chi phí quản lý bất động sản, chi phí ma chay, tài sản chia cho vợ/chồng của người quá cố khoản từ thiện (nếu có) và khoản miễn thuế trọn đời tài sản (Lifetime Exclusion) còn có thể sử dụng, phần còn lại sẽ chịu thuế suất là 40%.
6. Thuế thu nhập từ đầu tư vốn – Capital Gains
Khi cá nhân chuyển nhượng tất cả tài sản vốn (Capital Asset) đang sở hữu, họ sẽ phải chịu thuế thu nhập đầu tư từ vốn. Tài sản này bao gồm tài sản đầu tư, bất động sản, tài sản trong kinh doanh. Người nộp thuế này được phân thành 3 loại: người có quyền công dân Hoa Kỳ; Người định cư tại Hoa Kỳ; Người cư trú theo luật thuế. Tất cả đều có nghĩa vụ nộp thuế đối với tất cả các thu nhập từ đầu tư vốn trên toàn thế giới.
Người không thuộc 3 đối tượng trên đây là người cư trú Hoa Kỳ thì chỉ cần nộp thuế với thu nhập từ đầu tư vốn về quyền lợi đối tài sản hoặc bất động sản trong lãnh thổ Hoa Kỳ.
7. Thuế tài sản – Property Tax
Thuế tài sản trong quá trình định cư Mỹ là loại là thuế do chính phủ khu vực (Hạt) áp dụng thu từ 0,28% đến 2,9% tùy giá trị thị trường của tài sản mà tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đang đứng tên. Tùy theo từng Hạt sẽ áp dụng thuế khác nhau, dựa vào thuế suất căn cứ và giá giám định tài sản.
8. Thuế hải quan – Customs
Thuế hải quan áp dụng khi hàng hóa hoặc dịch vụ được nhập khẩu vào khu vực khác. Tùy vào nơi xuất phát và loại hàng hóa được nhập khẩu, mức thuế sẽ khác nhau, thông thường trong khoảng 0 – 20%. Việc nộp thuế hải quan phải được hoàn thành khi kết thúc việc nhập khẩu hàng hóa hay dịch vụ.
Người dân định cư Mỹ đóng thuế như thế nào?
Để đóng thuế, người dân định cư Mỹ phải đi khai thuế hàng năm để tính toán lại thu nhập và chi tiêu của năm đó. Dựa theo công thức:
Tổng thu nhập – chi tiêu = thu nhập cuối cùng
Tổng thu nhập: tiền lương hàng năm và các khoản thu nhập khác như: Trúng số, đầu tư có lãi, kinh doanh,…
Chi tiêu: bao gồm các khoản thuế đã đóng trong tiền lương hàng tháng như thuế liên bang, thuế tiểu bang, an ninh xã hội và thuế phúc lợi. Ngoài các khoản thuế đó thì chi tiêu cũng được tính bao gồm các loại thuế nhà, xe, tiền lãi ngân hàng…
Sau khi có thu nhập cuối cùng thì công dân dựa trên bảng thuế của chính phủ để tính xem mình chịu bao nhiêu % mức thuế.
Tiền thuế cũng được tính như sau:
Số thuế đã đóng trong tiền lương – tiền thuế của thu nhập cuối cùng = Tiền nhận lại hoặc phải đóng cho chính phủ.
Nhìn chung, các loại thuế cơ bản khi định cư Mỹ tương đối khác biệt với những quốc gia trên thế giới. Mặc dù số lượng thuế khá nhiều nhưng những chính sách này đều được người dân ủng hộ. Hy vọng những thông tin từ Viva Consulting sẽ hữu ích cho bạn khi bắt đầu cuộc sống ở Mỹ.