Bạn muốn biết cách tính tổng tài sản của một doanh nghiệp nhưng không biết phải làm thế nào? Trước hết bạn hãy tìm hiểu về tài sản và nguồn vốn qua bài viết dưới đây rồi bạn sẽ biết cách tính tổng tài sản thôi.
Tài sản
Tài sản chính là tất cả những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ và có thể thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
Tài sản của doanh nghiệp thì được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa hoặc là không thể hiện dưới hình thái vật chất như là bản quyền, bằng sáng chế.
Phân loại các tài sản trong doanh nghiệp
Tài sản thì sẽ được chia thành 2 loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm Tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ), tiền đang gửi ngân hàng, kho bạc, tiền đang chuyển và những khoản tương đương tiền (giá trị những loại chứng khoán có thời gian đáo hạn trong vòng ba tháng, vàng, bạc, đá quý, kim khí)
Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là các khoản đầu tư ra bên ngoài với mục đích kiếm lời có thời gian thu hồi nhanh như: góp vốn liên doanh ngắn hạn, cho vay ngắn hạn hay đầu tư chứng khoán ngắn hạn…
Các khoản phải thu ngắn hạn: chính là bộ phận tài sản của doanh nghiệp nhưng đang bị những cá nhân hoặc đơn vị khác chiếm dụng một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp và doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm thu hồi về trong vòng 12 tháng bao gồm : những khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, trả trước cho người bán, phải thu về thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ…
Hàng tồn kho: là bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang trong một quá trình sản xuất kinh doanh hoặc là được chờ để bán, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, gồm: hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang,…
Tài sản ngắn hạn khác: là toàn bộ các tài sản còn lại ngoài những tài sản kể trên bao gồm: những khoản kí quỹ, kí cược ngắn hạn, các khoản ứng trước, những khoản chi phí trả trước ngắn hạn.
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định: Là các tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng thì lâu dài (>1 năm).
Đầu tư tài chính dài hạn: Là các khoản đầu tư ra bên ngoài với mục đích là kiếm lời có thời gian thu hồi nhanh trở lên, như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết hay góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn.
Những khoản phải thu dài hạn: Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị những đối tượng khác tạm thời chiếm dụng, có thời hạn thu hồi là trên 1 năm, như là: phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán…
Bất động sản đầu tư: bao gồm nhà, đất đầu tư vì một mục đích kiếm lời. Là giá trị của toàn bộ quyền sử dụng đất, nhà hoặc là 1 phần của đất, nhà do doanh nghiệp nắm giữ với mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc là chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất kinh doanh hoặc là để bán trong chu kỳ kinh doanh bình thường của DN.
Tài sản dài hạn khác: là giá trị những tài sản ngoài các tài sản kể trên và có thời gian thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm như là: chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang hay ký cược, ký quỹ dài hạn.
Nguồn vốn
Nguồn vốn chính là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác hoặc huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị vì đâu mà có và đơn vị phải có các trách nhiệm kinh tế, pháp lý gì đối với tài sản đó.
Phân loại những nguồn vốn của doanh nghiệp
Dựa theo nguồn gốc hình thành, thì Nguồn vốn được phân thành hai loại:
Nguồn vốn chủ sở hữu (là nguồn vốn tự có): Là nguồn vốn ban đầu là do chủ doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc là lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu chính là nguồn sử dụng dài hạn, không cam kết phải thanh toán.
Nợ phải trả (là nguồn vốn đi vay): đó là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, phát sinh từ những giao dịch và các sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán bằng chính nguồn lực của mình.
Nợ phải trả chính là nguồn vốn sử dụng có thời gian kèm theo nhiều ràng buộc, như phải có thế chấp, phải có lãi, …
Cách tính tổng tài sản của một doanh nghiệp
Cách tính tổng tài sản thì sẽ được áp dụng theo công thức sau:
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn chủ sở hữu + tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả
Kết luận
Qua bài viết trên thì chúng ta đã biết cách tính tổng tài sản. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn trên phương diện kiến thức cũng như trong cuộc sống.