Việc tuân thủ những nghĩa vụ tài chính đối với một doanh nghiệp là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp chính là thước đo mà chính bản thân doanh nghiệp hay những nhà đầu tư sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm và năng lực tài chính của một tổ chức. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết về hệ số khả năng thanh toán tổng quát.
Khái niệm khả năng thanh toán và hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán đó là gì?
Trước khi đến với những đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần hiểu được khái niệm của nó là gì?
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp chính là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng các nhu cầu thanh toán tất cả những khoản nợ ngắn và dài hạn cho những cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, thì chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt những khoản nợ của doanh nghiệp.
Nếu khả năng thanh toán thấp, thì điều đó cho thấy doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính và có rất nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai. Về lâu dài, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán những khoản nợ, có thể dẫn đến việc phá sản.
Tại sao cần phải đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?
Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì giúp các đối tượng quan tâm biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó sẽ đưa ra các phương án quản trị hay đầu tư, cho vay thích hợp:
Tình trạng tài chính tốt: Chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán những khoản nợ, năng lực tài chính cao giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển.
Tình trạng tài chính xấu: Cho thấy doanh nghiệp hoạt động rất kém hiệu quả, những khoản nợ có thể không được đảm bảo chi trả đúng hạn. Từ đó sẽ làm giảm uy tín doanh nghiệp và có thể dẫn đến phá sản nếu doanh nghiệp mất đi khả năng thanh toán.
Việc đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán của một doanh nghiệp thì rất quan trọng. Từ các đánh giá đó, những giải pháp sẽ được đưa ra nhằm cải thiện tình hình:
Với nội tại doanh nghiệp: Thấy được tiềm năng cũng như là nguy cơ trong quá trình thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có các biện pháp cải thiện dòng tiền, xử lý kịp thời những vấn đề khi khả năng thanh toán thấp.
Với nhà đầu tư, các nhà cung cấp, ngân hàng: Đánh giá doanh nghiệp đó có khả năng trả các món nợ khi tới hạn không. Từ đó, sẽ xem xét đưa ra các quyết định đầu tư, hợp tác, cho vay để tránh rủi ro cao nhất.
Tìm hiểu về hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Một doanh nghiệp thì chỉ có thể tồn tại nếu nó đáp ứng được những nghĩa vụ thanh toán đến hạn, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.
Để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hay được gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ số này thì phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
Công thức tính là: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát bằng Tổng tài sản/Nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq) thì thể hiện:
Htq >2: Phản ánh khả năng các thanh toán của doanh nghiệp rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể sẽ không cao và đòn bẩy tài chính thấp. Doanh nghiệp thì khó có bước tăng trưởng vượt bậc.
1≤ Htq <2: Phản ánh về cơ bản, với một lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được những khoản nợ tới hạn.
0 ≤ Htq<1: Thể hiện khả năng thanh toán của một doanh nghiệp thấp, khi chỉ số càng tiến dần về 0, thì doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh toán, việc phá sản có thể xảy ra nếu như doanh nghiệp không có giải pháp thực sự phù hợp
Lưu ý khi đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì có ý nghĩa rất lớn đối với không chỉ bản thân doanh nghiệp đó, mà còn giúp những nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng,… đưa ra được những quyết định đầu tư, cho vay phù hợp.
Với bản thân doanh nghiệp
So sánh giữa khả năng thanh toán với các nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn. Từ đó, đưa ra những chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu và khả năng tài chính hiện tại như là đầu tư, huy động vốn, mở rộng quy mô,…
Với chủ đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng
So sánh giữa khả năng thanh toán của một doanh nghiệp với toàn ngành, với những thời điểm trong quá khứ, từ đó đưa ra những quyết định hợp tác, đầu tư phù hợp.
Kết luận
Qua những thông tin trong bài viết trên thì chúng ta có thể biết về hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn về kiến thức kinh tế.