Kích thước cột nhà dân dụng như thế nào là hợp lý? Tầm quan trọng trong việc đo chính xác về các tỷ lệ, kích thước cột nhà dân dụng. Bất kỳ một ngôi nhà nào để hoàn thành được cũng phải trải qua một quá trình dài gồm: vẽ bản thiết kế, kích thước chi tiết của từng phần ngôi nhà, làm móng nhà, xây các tầng,…Một trong những phần quan trọng của ngôi nhà cần phải chú trọng về kích thước cũng như quá trình xây dựng chính là cột nhà. Bởi cột nhà chính là bộ phận chịu nén và đỡ tải trọng cho ngôi nhà. Cột phải được thiết kế riêng biệt tùy vào những vị trí sử dụng khác nhau. Chính vì vậy kích thước cột nhà dân dụng là điều được các gia chủ quan tâm trong quá trình thực hiện bản thiết kế và thi công.
Kích thước cột nhà dân dụng như thế nào là hợp lý
Theo cấu trúc xây dựng, chúng ta chỉ biết chiều cao của cột vì vậy chúng ta cần kích thước cột nhà dân dụng là A x B. Dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, kích thước của A và B phải lớn hơn hoặc bằng 19 cm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, kích thước có thể là 14cm, nếu mặt cắt có giá trị lớn hơn hoặc bằng 360cm2. Ngoài ra, khoảng cách dài nhất của mặt cắt không nên để giá trị lớn hơn 2 lần so với đoạn ngắn nhất, nghĩa là: B nhỏ hơn hoặc bằng 2A
Để biết được chính xác kích thước cột nhà dân dụng, chúng ta có thể ước tính bằng cách sử dụng sự thay đổi, ảnh hưởng của mỗi tầng, xác định bằng một nửa khoảng cách giữa các cột. Mỗi mét vuông diện tích đè lên khoảng 1 tấn trọng lượng vào các cột. Các trọng lượng bao gồm trọng lượng của bức tường, bản sàn và các tấm lót. Sự đóng góp của tấm đầu tiên khi tiếp xúc với mặt đất và tấm cuối ở phần cao của ngôi nhà sẽ được ước tính khoảng 500kgf/m^2
Kích thước cột nhà dân dụng bằng vật liệu gạch, đá
Kích thước cột nhà dân dụng bằng vật liệu gạch, đá. Gạch và đá là hai nguyên vật liệu được sử dụng phổ biến trong quá trình xây dựng bởi gạch và đá có kết cấu chịu lực, kích thước và tiết diện nhỏ hơn so với chiều cao của cột nên thường có độ mảnh lớn. Chất liệu này được sử dụng cho các nhà thấp tầng dân dụng hoặc dùng để trang trí trong nhà dùng để đỡ dầm, sàn. Cột gạch đá được đặt qua một bản bê tông cốt thép hoặc một lớp xi măng > 50 với bề dày là 30mm và rải đều trên đỉnh cột hoặc đệm gỗ
Các kích thước cột nhà dân dụng với chất liệu bằng gạch, đá thường xuyên sử dụng trong đời sống hàng ngày là: 220 x 220 với chiều cao của loại cột thấp, không phải chịu tải trọng quá lớn. Sử dụng tiết diện cột là 335 x 335; 450 x 450; 565 x 565; 680 x 680 đối với cột cao, phải chịu tải trọng lớn hơn so với cột có tiết diện 220 x 220
Kích thước cột nhà dân dụng với chất liệu bằng tre, gỗ
Sử dụng cột với chất liệu bằng tre, gỗ thường là với các kiến trúc cổ điển, khang trang hoặc những công trình như đền, chùa. Các loại tre thường dùng tre gai và gỗ thì đa dạng khác nhau, tùy theo mục đích và sở thích của người sử dụng.
Trong quá trình thiết kế, các kiến trúc sư sẽ chọn cột tre già với đường kính lớn hơn 100mm, chiều dài lớn hơn 2200mm. Đối với cột bằng chất liệu gỗ thì dạng hình tròn kích thước đường kính lớn hơn 100mm hoặc hình vuông với kích thước khác nhau nhưng phổ biến là 140 x 140 mm, 160 x 160mm,…
Kích thước cột nhà dân dụng với chất liệu cốt thép
Cốt thép là một trong những nguyên vật liệu phổ biến nhất hiện nay trong quá trình làm kích thước cột nhà dân dụng bởi sức bền của nó tốt. Trong quá trình thi công, đảm bảo cho cột bê tông cốt thép không bị quá mảnh thì tỉ lệ giữa chiều cao và cạnh nhỏ hơn cột không được lớn hơn 40, còn đối với cột thường thì lớn hơn 200mm. Cốt thép được đặt trong cột đối xứng với đường kính 12 – 22mm, còn khoảng cách giữa các đai thường phải nhỏ hơn 15 lần đường kính cốt thép. Lớp bảo vệ cốt thép thường lớn hơn 25mm đối với cốt thép dọc và lớn hơn 15mm đối với cốt thép đai. Về phần chiều dày lớp bảo vệ cốt thép lớn hơn 25mm đối với cốt thép dọc và lớn hơn 15mm đối với loại cốt thép đai.
Khoảng cách giữa các cột nhà dân dụng bao nhiêu là hợp lý?
Theo các kiến trúc sư, nhà hình hộp rộng từ 3 – 7m chỉ nên làm hai cột theo phương ngang là thẩm mỹ, kích thước xà ngang đỡ cao 400mm và thép tầm 6T16 đến 8T18 tùy vào từng nhu cầu sử dụng, mong muốn của gia chủ. Các gia chủ nên tạo một không gian lớn ở phòng khách để tạo nên sự sang trọng, tinh tế của tổ ấm của mình.
Nhà càng thiết kế nhiều cột thì càng bền, vững chắc phải không?
Với suy nghĩ của nhiều người là “nhà càng thiết kế nhiều cột thì càng vững chắc” không hoàn toàn đúng bởi nếu ngôi nhà của bạn có quá nhiều cột thì quá trình thi công phải làm nhiều móng. Điều này là không hề thuận lợi bởi nó sẽ dẫn đến kéo dài thời gian cũng như chi phí của gia chủ
Thứ hai, nếu thiết kế quá nhiều cột thì việc xây dựng những cột đó tốn không ít thời gian, dẫn đến việc thi công dầm sàn bị chậm so với tiến độ ban đầu
Thứ ba, nếu bạn thiết kế nhà có quá nhiều cột sẽ khiến người khác khi bước vào nhà của bạn bị rối mắt, họ sẽ cảm thấy không gian nhà như dần thu hẹp lại, chật chội, gò bó. Ngoài ra nếu thiết kế có quá nhiều cột cũng giảm đi tính thẩm mỹ tổ ấm của bạn
Nhận xét về kích thước cột nhà dân dụng
Như vậy, bài viết hôm nay chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về kích thước cột nhà dân dụng. Cột nhà là phần quan trọng của ngôi nhà bởi nó sẽ chịu trách nhiệm chịu nén, đỡ tải trọng cho tổ ấm của bạn. Chính vì những lý do ấy trước khi bắt đầu thi công, các gia chủ cùng người thiết kế nên đưa ra những con số, số liệu cụ thể để giúp các kích thước cột nhà dân dụng hợp lý nhất và vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền chặt, vững chắc cho ngôi nhà.