Trẻ em là mầm non của Tổ Quốc, là tương lai của cả một quốc gia dân tộc, do đó việc bảo vệ và đảm bảo các quyền lợi cho trẻ đang được nhiều quốc gia đặt lên hàng đầu. Và tại Việt Nam, Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều bộ luật, trong đó có Luật trẻ em. Vậy luật trẻ em năm 2016 có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào? Rồi nội dung cơ bản của luật gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua các thông tin sau đây.
Tìm hiểu Luật Trẻ em năm 2016 có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào?
Đây là luật dành cho trẻ em, được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 11 khóa XIII vào ngày 05 tháng 4 năm 2016. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2017 và chính thức thay thế cho Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
Luật Trẻ em là thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cho trẻ em trong tình hình mới. Ngoài ra luật ghi nhận đầy đủ các quyền của trẻ em và tiếp cận trên quyền của trẻ em nhiều mặt khác nhau.
Đồng thời trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Luật Trẻ em năm 2016 gồm có 7 chương, 106 điều, được bổ sung thêm 2 chương và 46 điều so với Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em năm 2014 trước đó.
Các nội dung cơ bản của Luật Trẻ em năm 2016 khi được thi hành.
Luật Trẻ em được đưa ra nhằm thay thế và đổi mới, nâng cao vai trò và sự bảo vệ của Đảng, Nhà nước và xã hội dành cho trẻ nhỏ với những nội dung sơ lược sau:
– Về tên gọi: Luật Trẻ em được dùng thay cho tên bộ luật cũ là Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Với tên gọi mới này, luật mang tính chất khái quát, có phạm vi rộng hơn cũng như cho phép chứa đựng được đầy đủ hơn các nội dung hoạt động liên quan tới trẻ em trong nhiều mặt.
– Về đối tượng: Không quy định là trẻ em dưới 16 tuổi mà thay bằng Người dưới 16 tuổi. Với quy định này nghĩa là đối tượng áp dụng của Luật được mở rộng, sẽ không chỉ trẻ em là công dân Việt Nam nữa mà còn bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài không phải người Việt Nam những vẫn đang cư trú tại Việt Nam.
– Về quyền của trẻ em: Luật Trẻ em 2016 quy định từ điều 12 đến điều 46, bao gồm 25 điều khác nhau về các nhóm quyền của trẻ em cùng 5 điều về bổn phận của trẻ em.
Những điều luật này được sắp xếp theo 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ về việc sống, phát triển, bảo vệ và tham gia. Những quy định này kế thừa từ bộ Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em năm 2004, tuy nhiên đã được bổ sung 13 điều quy định mới giúp thể hóa rõ hơn quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 cùng Bộ luật Dân sự năm 2015. Đồng thời còn giúp làm hài hòa với Công ước quyền trẻ em và phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
– Về chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật Trẻ em 2016 quy định từ điều 42 đến điều 46, gồm những quy định có tính nguyên tắc, tổng quát về các chính sách của Đảng, nhà nước với mục đích đảm bảo quyền chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Qua đó làm cơ sở cho hoạch định chính sách bảo đảm thực hiện nhóm quyền cho sự phát triển của trẻ.
Để bảo đảm chăm sóc cho trẻ em, Luật Trẻ em năm 2016 đã đưa ra các quy định mang tính nguyên tắc về biện pháp cơ bản giúp đảm bảo sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận với giáo dục, chăm sóc sức khỏe.
– Về bảo vệ trẻ em: Luật Trẻ em 2016 quy định rõ các hành vi nghiêm cấm bao gồm: Cấm tước đoạt quyền sống của trẻ em, xâm hại tình dục, lạm dụng, bóc lột trẻ em, bỏ rơi, cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình, công bố đời sống riêng tư, các bí mật cá nhân khi không có sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha mẹ, người giám hộ của trẻ em, kỳ thị giới tính, tín ngưỡng tôn giáo, quốc gia….
– Về quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em: Luật Trẻ em 2016 quy định về phạm vi, hình thức trẻ tham gia vào các vấn đề về trẻ em cùng các biện pháp đảm bảo được sự tham gia của trẻ trong gia đình. Hay bảo đảm sự tham gia của trẻ trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác…
Như vậy chúng tôi vừa cùng với bạn tìm hiểu xong Luật Trẻ em năm 2016 có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào? Và những nội dung cơ bản nhất của bộ luật này. Qua đó hãy góp phần bảo vệ trẻ em khỏi những điều xấu xa bởi “Trẻ em là mầm non của Tổ Quốc” bạn nhé!