Mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành là điều mà những người làm trong chuyên ngành đặc thù quan tâm. Lập hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành được xem là cách tổng kết các chi phí công tác xây lắp. Và dưới đây tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể làm tốt hơn công việc này.

Quyết toán khối lượng hoàn thành là gì?
Để tìm hiểu về những mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành thì trước tiên bạn cần phải hiểu rõ về quyết toán khối lượng hoàn thành cũng như những điều cần có của một hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành. Từ đó khi tôi phân tích mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành bạn sẽ dễ dàng hình dung hơn.
Quyết toán khối lượng hoàn thành là công việc làm một bảng thống kê chi tiết, diễn giải khối lượng thực hiện cũng như tổng hợp những khối lượng này để chứng minh chi tiết công việc.
Nội dung cần thực hiện trong một bộ hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành theo mẫu 8B Nghị định 11/2020/NĐ-CP (có hiệu lực 16 tháng 3 năm 2020)
Để thực hiện một bộ hồ sơ quyết toán với Kho Bạc Nhà Nước theo mẫu 8B và mẫu 8A về khối lượng hoàn thành thì bạn cần đầy đủ các thủ tục và hồ sơ tối thiểu như sau:
- Đầu tiên bạn cần phải có một bảng diễn giải khối lượng thực hiện theo TT17/2019/BXD để có thể chứng minh chi tiết công việc đã thực hiện của mình. Lưu ý là bảng diễn giải này phải được cả hai bên gồm đơn vị thi công và TVGS hoặc đơn vị có chức vụ tương đương ký.
- Ở bước tiếp theo bạn cần tổng hợp những khối lượng này theo đúng với đầu mục hồ dự thầu và bảng này cần phải được thực hiện một cách bài bản và có đủ thành phần ký trước khi lên giá trị thanh toán. Đối với loại biên bản này thì ngoài Đơn vị thi công, giám sát thi công thì bạn cần phải bổ sung thêm Chủ đầu tư hoặc đơn vị tương đương mà bạn ký hợp đồng. Những người này phải ký vào thì mới có tác dụng khi đưa lên Kho Bạc Nhà Nước. Vậy nên từ khối lượng thi công thực tế và được các bên ký đưa vào đầu mục hồ sơ thanh toán theo quy định thì nếu như đưa sai mẫu thì nội dung đó coi như không hợp lệ và phải làm lại. Từ đó thấy được tầm quan trọng của việc làm theo mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành.
Yêu cầu trước khi làm mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng thanh toán
Nên nhớ một điều rằng bạn phải làm các biên bản nghiệm thu cho những đầu việc thanh toán và cùng lúc đó thì làm bảng khối lượng nghiệm thu và bảng giá trị thanh toán.
- Thanh toán theo đợt thì bạn phải làm các biên bản nghiệm thu công việc
- Nếu thanh toán theo giai đoạn thì bạn phải cần thêm các biên bản nghiệm thu theo từng giai đoạn
- Thanh toán quyết toán thì bạn cần một bảng tổng hợp các biên bản pháp lý khác liên quan đến Chủ đầu tư, thiết kế, bảo hành, thiết bị…
Mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành
Để hoàn thành một bộ hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành đúng trình tự thì phải có thêm các biên bản pháp lý kềm theo. Ở đây mình sẽ giới thiệu về mẫu hồ sơ cũng như trình tự hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành để người dùng có thể hình dung về công việc.
Trình tự đóng hồ sơ thanh toán cơ bản theo NDD11/2020/NĐ-CP bao gồm: bìa, giá trị cuối có con dấu pháp lý, bảng nghiệm thu khối lượng (ở đây có thể xác định khối lượng và tiến hành nghiệm thu chung một bảng) và bảng giá trị thanh toán kho bạc theo mẫu 8B. Nên lưu ý là các bảng đóng đầu tiên trong quyển thanh toán phải được trình bày một cách bài bản và chuyên nghiệp.
Trình bày khối lượng nghiệm thu chi tiết theo TT17/2019/BXD
Đối với bảng nghiệm thu khối lượng chi tiết bắt buộc với tất cả các hồ sơ nghiệm thu thanh toán. Tuy nhiên Kho Bạc không cần nội dung này mà Kho Bạc chỉ cần bảng nghiệm thu khối lượng tổng theo đúng với hợp đồng. Hay nói một cách khác thì phần nghiệm thu khối lượng chi tiết theo TT17/2019/BXD này dùng cho đơn vị thi công và TVGS hoặc là đơn vị tương đương làm việc trực tiếp dưới hiện trường cùng với nhau. Nếu như khối lượng lớn thì cần lập riêng thành một quyển và nếu như gói nhỏ thì họ sẽ đóng luôn vào cuối quyển thanh toán này.
Bảng nghiệm thu khối lượng hoàn thành:
Bảng nghiệm thu này thường sẽ đứng sau bảng giá trị thành tiền tổng và nó đứng trước bảng giá trị thanh toán 8B. Nó chỉ gồm phần khối lượng và phần lũy kế khối lượng đến giai đoạn hiện tại.
Tại bảng nghiệm thu khối lượng hoàn thành thì bắt buộc phải có ba bên cùng ký đó là Đơn vị thi công, TVGS hoặc đơn vị tương đương và BQL hoặc đơn vị tương đương đại diện của Chủ đầu tư. Bảng nghiệm thu này có đầy đủ thông tin công trình thực hiện phần nào, móng hay là mặt và thân hay là mái… có lũy kế để bên Kho Bạc biết được khối lượng thực hiện cho đến thời điểm hiện tại.
Bảng giá trị thanh toán 8B theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP
Tính đến thời điểm hiện tại thì giá trị thanh toán theo hợp đồng và cả giá trị thanh toán phát sinh đều được bố trí ở cùng một bảng. Vậy nên người dùng cần xác định cách tính cũng như giá trị cần phải thanh toán để có thể quyết định có hay không có phát sinh ở trong đợt thanh toán này.
Thanh toán theo mẫu 8A của Nghị định
Bạn phải sử dụng mẫu thanh toán 8A thay vì dùng 8B trong trường hợp công trình của bạn được áp dụng với các khoản chi thường xuyên, chi cho chương trình mục tiêu quốc gia…
Lời kết
Trên đây tôi đã đưa ra cho bạn mẫu hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành cũng như những yêu cầu của vấn đề này. Hy nó sẽ hữu ích với các bạn khi làm việc và đừng quên cập nhật những bài viết mới nhất từ chúng tôi.