Quy định chiều rộng vỉa hè như thế nào? Cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.
Như chúng ta đã biết, thời gian qua nhiều người dân ở các thành phố lớn nói chung và người dân cả nước nói riêng bức xúc trước tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tiếp tục gia tăng và đang diễn ra rất rầm rộ, phức tạp. Việc vi phạm luật giao thông này một phần do người dân thiếu hiểu biết, một phần do cố tình vi phạm pháp luật. Bài viết dưới đây mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định chiều rộng vỉa hè để tránh vi phạm luật an toàn giao thông.
Quy định chiều rộng vỉa hè
Lề đường (còn gọi là vỉa hè) là phần dọc hai bên đường, khoảng trống giữa đường với các hộ gia đình liền kề hoặc công trình sát đường, thường được lát bằng gạch chuyên dùng và là đường chuyên dùng để làm bãi đậu xe tạm thời (xe đạp, xe máy, ô tô).

Theo quy định, vỉa hè và lòng đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Các hoạt động khác trên đường bộ phải thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008. Trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác chính đáng do Thành ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định nhưng không được ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Theo đó, việc sử dụng hè phố ngoài mục đích giao thông sẽ được UBND tỉnh quy định riêng và không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. Đối với quy định chung, áp dụng Quyết định 4927 / QĐ-BGTVT 2014, theo đó vỉa hè tối thiểu được quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật của đường theo các cấp khác nhau. Đặc biệt:
- Đường loại A (lòng đường lớn 17 – 30m) quy định chiều rộng vỉa hè tối thiểu: 1,5 – 3,5m
- Đường cấp B (lòng đường 8 – 17m) có chiều rộng vỉa hè tối thiểu: 0,75 – 1,5m
Đây là toàn bộ những quy định chiều rộng vỉa hè do nhà nước quy định.
Các yêu cầu về kinh doanh trên vỉa hè
Chỉ một số công trình, tuyến phố cụ thể mới được phép làm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán hàng hóa. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục công trình, tuyến phố được phép sử dụng hè phố để kinh doanh, buôn bán trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chiều rộng vỉa hè dành cho người đi bộ còn lại tối thiểu 1,5m.
- Đảm bảo an toàn giao thông và thuận tiện, đảm bảo mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của các hộ dân, chủ công trình trên tuyến phố.
- Không cho phép các tổ chức kinh doanh buôn bán trước các tòa nhà văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, văn phòng.
Trường hợp được phép dừng xe trên khu vực vỉa hè:
- Đảm bảo không cản trở giao thông của người đi bộ, đảm bảo chiều rộng còn lại tối thiểu dành cho người đi bộ là 1,5m và phải được bố trí gọn gàng, đảm bảo mỹ quan đô thị …
- Điểm đỗ xe cách mép đường giao nhau ít nhất 10m.
- Trong khu vực đậu xe không được dựng cọc, dây thừng và rào chắn trên hè phố.
- Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng ( lưu ý chỉ xếp một hàng), quay đầu xe vào trong, cách tường nhà và công trình 0,2m trên vỉa hè.

Kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè
Cho thuê vỉa hè
Bán buôn vỉa hè thật không phải chuyện đơn giản; đặc biệt là vỉa hè ở Hà Nội – cực kỳ đắt đỏ. Lân la nói chuyện với chị bán xôi chè ở Bát Đàn, được biết giá thuê mặt bằng chị bán xôi (có vỉa hè rộng 3m và nhà rộng khoảng 15m2) giá 30 triệu / tháng.
Tất nhiên, nếu bạn là người mới khởi nghiệp và chưa có nhiều vốn, chưa biết bán hàng vỉa hè cần gì, mặt hàng kinh doanh không sinh lãi thì không cần đầu tư quá nhiều vào việc này.
Bạn chỉ cần hỏi thuê mặt bằng với diện tích bé, vị trí thuận lợi (không nhất thiết phải là phố cổ) để ổn định vị trí kinh doanh của bạn. Khi hỏi thuê mặt bằng kinh doanh trên vỉa hè, bạn cần cực kỳ để tâm đến giấy tờ, thỏa thuận rõ ràng, minh bạch với bên cho thuê.
Kinh nghiệm bán hàng vỉa hè bạn cần biết
Nói về luật kinh doanh vỉa hè, có hai vấn đề liên quan đến pháp lý quan trọng:
- Thứ nhất, về quy định nhà nước: Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định vỉa hè chỉ được sử dụng vào mục đích giao thông. Các mục đích sử dụng khác phải được phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng không được ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
- Thứ hai, luật vỉa hè còn được hiểu là luật ngầm. Kinh doanh ở bất kỳ khu vực nào đó, bạn cần hiểu rõ những “thế lực” đứng sau ở khu phố đó, tiến hành “thương thảo” ở đó để có được sự “bảo vệ” tốt nhất, cho việc mua bán lợi thế.
Lường trước những khó khăn khi buôn bán trên vỉa hè
Thời tiết là một trong những bất lợi “chợt đến, chợt đi” mà không hề hẹn trước. Các loại hình kinh doanh vỉa hè, thời tiết mưa – nắng – nóng – lạnh có ảnh hưởng khác đến việc kinh doanh của bạn. Vì vậy, hãy chuẩn bị những thứ như dù, hoặc ô… để che nắng, mưa cho khách.
Công an, trật tự là mối bận tâm lớn nhất đối với những người bán hàng rong trên vỉa hè. Bất cứ lúc nào bạn cũng phải sẵn sàng đóng gói, sẵn sàng chạy. Thậm chí có khi bỏ của để chạy lấy người.
Thông thường, trong thế giới ngầm vỉa hè sẽ có những bảo vệ khiến bạn phải lưu ý khi sắp có đợt kiểm tra sắp tới, và tất nhiên bạn sẽ phải trả một khoản phí để được lọt vào danh sách này. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có chỗ làm trước nhưng hàng hóa vẫn lên xe về phường như thường.
Cảnh giác và tự bảo quản
Vì tính chất kinh doanh vỉa hè nên sẽ có lúc đông khách. Đối với những khách hàng có ý thức thì không sao, nhưng những người vô tình và có chút tâm địa không tốt, họ sẽ nhanh chóng chuồn mất trong khi bạn đang bận phục vụ bàn khác. Mọi công sức và lợi nhuận coi như tiêu tan khi chẳng may phải tiếp những vị khách như vậy.
Kết luận
Trên đây là quy định chiều rộng vỉa hè cũng nhưng một số vấn đề liên quan đến vỉa hè. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cũng như một số lưu ý khi muốn tham gia bán buôn tại khu vực này.