Giải phóng mặt bằng luôn là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp và xảy ra một số hạn chế khi thi hành. Đặc biệt trong đó phải kể đến việc giải quyết bồi thường cho các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi. Vậy bạn đã biết quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng của Nhà nước chưa? Hãy cùng tìm hiểu khám phá chi tiết vấn đề này với chúng tôi ngay bài viết dưới đây.
Đôi nét về giải phóng mặt bằng là gì?
Giải phóng mặt bằng có thể hiểu là quá trình thực hiện những công việc liên quan tới di chuyển cây cối, nhà cửa của người dân trên phần đất quy hoạch. Việc di dời này giúp phục vụ cho mục đích quy hoạch, cải tạo đô thị. Đồng thời còn nhằm mở rộng đất hoặc xây dựng những công trình mới.

Trong mỗi dự án quy hoạch đô thị hay thu hồi đất giúp phục vụ những mục đích an ninh – quốc phòng của Nhà nước thì việc vận động người dân giải phóng mặt bằng là rất quan trọng. Điều này phải đảm bảo lợi ích đầy đủ cho người dân khi di dời và có chỗ để cho họ tái định cư.
Mặt khác, giải phóng mặt bằng là quá trình phức tạp và cần phải cần bằng các lợi ích của người dân và chủ đầu tư. Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để và khéo léo dễ dẫn tới việc tranh chấp bị kéo dài.
Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng của Nhà nước như thế nào?
Bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong các giải pháp then chốt thực hiện khi nhà nước quyết định thu hồi đất. Vậy quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng của Nhà nước như thế nào? Cùng tìm hiểu về quy định bồi thường này sau đây:

Quy định pháp luật về bồi thường đất giải phóng mặt bằng
Theo quy định pháp luật hiện hành, căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì hiện đất đai được chia làm 3 loại. Trong đó bao gồm nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Tương ứng với từng nhóm đất cụ thể thì nguyên tắc bồi thường khi giải phóng mặt bằng sẽ khác nhau.

Theo khoản 12 Điều 3 Luật đất đai 2013 định nghĩa bồi thường về đất là việc Nhà nước trả giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho các hộ dân. Thế nhưng, không phải trường hợp nào Nhà nước cũng đều bồi thường khi thu hồi đất. Điều này còn xuất phát từ nguyên nhân mà Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Ngoài những trường hợp được quy định tại Điều 82 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước sẽ phải tiến hành bồi thường cho người dân khi thu hồi đất.
Quy định của pháp luật về hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng
Ngoài bồi thường thì Nhà nước còn xem xét hỗ trợ cho người sử dụng đất khi giải phóng mặt bằng. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là giúp cho người có đất có lại đời sống, sản xuất và phát triển ổn định. Việc hỗ trợ được đảm bảo khách quan, kịp thời, công bằng, công khai và đúng quy định của pháp luật. Theo Khoản 2 Điều 83 Luật đất đai 2013 đã xác định những loại hình hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất gồm:

- Hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống người dân
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề, đào tạo và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình.
- Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp bị thu hồi đất ở của cá nhân, hộ gia đình và người Việt Nam định cư tại nước ngoài khi phải di chuyển chỗ ở.
- Một số hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật
Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng hộ dân và tình hình của địa phương mà Nhà nước sẽ tiến hành áp dụng loại hình hỗ trợ sao cho phù hợp. Trình tự, điều kiện hỗ trợ của từng loại được quy định chi tiết tại Luật đất đai 2013 và những văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
Lời kết
Mong rằng với những thông tin chia sẻ về quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Việc đền bù, bồi thường luôn là vấn đề quan tâm của các hộ dân khi bị thu hồi đất. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chu đáo, kỹ lưỡng hơn.