Khi chuẩn bị tiến hành xây dựng công trình thì việc lập sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu là một trong những bước nền tảng quan trọng. Sơ đồ này giúp cho việc triển khai dự án được chặt chẽ, logic hơn. Để hiểu rõ hơn về sơ đồ này bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu
Sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu được bố trí từ trên xuống dưới. Dưới đây là sơ đồ:
Tổ chức bộ máy trong sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu
- Chủ tịch HĐTVQT hoặc Giám đốc
- Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc bao gồm cả Giám đốc Công ty, Phó Giám đốc hoặc TP. Kế hoạch kỹ thuật, Phó Giám đốc hoặc TP. Quản lý thi công.
- Phòng QL nghiệp vụ:
Gồm có: Phòng Tư vấn Thiết kế, Phòng Thi công dựng và Phòng Hành chánh – Kế toán.
- Các đội trực thuộc
Các đội trực thuộc gồm có đội thi công xây dựng 1 và đội thi công xây dựng 2.
- Các đội nhận khoán
Gồm có 4 đội đó là: đội khoán thi công xây dựng, đội khoán thi công Điện nước, đội khoán thi công Sơn nước và đội khoán thi công trần thạch cao.
- Các nhà thầu phụ
Ở phần các nhà thầu phụ thì gồm có: nhà thầu phụ thi công xây dựng, nhà thầu phụ lắp đặt thiết bị, nhà thầu phụ SX mộc và cả trang trí nội thất và nhà thầu phụ SXLD sắt, nhôm, kính xây dựng.
- Đội bảo trì: đội bảo trì sẽ có nhiệm vụ phục vụ công tác đưa công trình vào sử dụng, bảo hành và bảo trì trong suốt thời gian bảo hành.
Sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu
Các chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu
- Giám đốc Công ty:
Trong sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu thì giám đốc công ty có nhiệm vụ vô cùng quan trọng như sau:
- Là người xây dựng những chiến lược phát triển cũng như những kế hoạch sản xuất theo quý, theo năm.
- Là người quyết định bổ nhiệm hay miễn nhiệm, quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật đối với các chức danh quản lý của công ty. (Ở đây trừ các chức danh do HĐQT quyết định)
- Đồng thời Giám đốc cũng là người báo cáo cho HĐTVQT và các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền về những kết quả hoạt động của công ty. Và Giám đốc cũng chịu sự kiểm tra cũng như giám sát chặt chẽ từ HĐQT và những cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành.
- Chức vụ Giám đốc Công ty do HĐTVQT của Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc khen thưởng, kỷ luật.
- Cuối cùng thì Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Công ty và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
- Phó Giám đốc:
Phó Giám đốc của Công ty do Giám đốc Công ty đề xuất và được HĐQT Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc khen thưởng, kỷ luật. Phó Giám đốc là người hỗ trợ Giám đốc để điều hành công việc theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc Công ty. Đồng thời Phó Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, HĐQT và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.
Bên cạnh đó thì Phó Giám đốc cũng là người tham mưu về việc quyết định thực hiện những công việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
- Kế toán trưởng:
Đây cũng là một bộ phận không thể thiếu trong sơ đồ tổ chức thi công nhà thầu. Kế toán trưởng là chức danh do Chủ tịch HĐQT của Công ty bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước HĐQT, Giám đốc Công ty về việc tổ chức thực hiện công tác quản lý kế toán, thống kê các khoản kế toán tài chính của Công ty. Kế toán trưởng cũng có các quyền hạn nhiệm vụ theo quy định của pháp lệnh thống kê, kế toán tài chính và tham mưu về việc quyết định thực hiện các công việc trong lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách.
- Phòng Tư vấn thiết kế:
- Phòng Tư vấn thiết kế có nhiệm vụ là khảo sát hiện trạng, tư vấn thiết kế cho công trình xây dựng, lập dự án đầu tư và đồng thời lập báo cáo KTKT đầu tư xây dựng.
- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn để đấu thầu, kỹ thuật xây dựng và tư vấn giám sát chất lượng công trình xây dựng.
- Có nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ thiết kế, thẩm tra dự toán và đồng thời kiểm định chất lượng công trình.
- Theo dõi việc thực hiện và báo cáo các hợp đồng kinh tế được ký kết. Từ đó lập dự toán công trình, lập hồ sơ dự thầu, báo giá xây dựng và làm hợp đồng kinh tế.
- Thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng và quản lý kỹ thuật các công trình thiết kế của công ty.
- Tiếp theo phòng Tư vấn thiết kế còn có nhiệm vụ thống kê và báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế.
- Cung cấp các thông số cũng như các yếu tố kỹ thuật lắp đặt thiết bị vật tư. Nhằm mục đích đảm bảo chất lượng từng công tác xây lắp từng hạng mục của công trình.
- Cuối cùng là kiểm tra dự toán, tiến hành báo giá thi công, làm hợp đồng giao khoán. Kiểm tra hồ sơ thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng của các Đội khoán, các Nhà thầu phụ.
- Phòng Thi công xây dựng:
- Phòng Thi công xây dựng có nhiệm vụ tổ chức thi công xây dựng và đồng thời quản lý các Đội thi công trực thuộc. Quản lý thi công các công trình xây dựng, các Đội khoán & các Nhà thầu phụ.
- Nhiệm vụ tiếp theo là xây dựng phương án quản lý Kho dụng cụ thiết bị thi công, vật tư – VLXD tại công trường.
- Không những thế họ còn thực hiện nhật ký công trình, Quản lý thi công, quản lý kho – vật tư thiết bị, bố trí và quản lý nhân lực thi công xây dựng.
- Lập các kế hoạch tiến độ thi công, lập phương án tổ chức thi công & biện pháp an toàn lao động. Lập hồ sơ nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công và cả hồ sơ thanh toán – quyết toán công trình.
- Xây dựng nội quy công trường, nội quy an toàn lao động và công tác phòng chống cháy nổ.
- Tổ chức việc thực hiện bảo vệ công trình, thực hiện Nội quy công trường, Nội quy ATLĐ.
- Báo cáo cho cấp trên thực hiện tiến độ thi công, sự cố công trình, việc thực hiện công việc xây dựng, công việc phát sinh (theo định kỳ hoặc bất thường).
- Bên cạnh đó cũng phải đề xuất vật tư – VLXD – dụng cụ thiết bị máy thi công cho các công trình xây dựng.
- Nghiệm thu nội bộ, xác nhận khối lượng thực hiện hợp đồng của các Đội khoán và các Nhà thầu phụ. Nghiệm thu khối lượng, chất lượng các Đội khoán & các Nhà thầu phụ.
- Phòng Hành chính – Kế toán:
Phòng Hành chính – Kế toán có nhiệm vụ xây dựng nội quy cơ quan văn phòng, trang bị văn phòng, quản lý máy móc phương tiện, dụng cụ làm việc
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và chế độ quản lý hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị văn phòng, xe máy và lực lượng lái xe. Thực hiện chế độ lao động, hợp đồng lao động.
- Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tài chính (theo định kỳ hoặc bất thường) và tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế, tổng kết tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thiết lập thu chi, cập nhật chứng từ, hạch toán các quỹ, quản lý nguồn vốn tìm kiếm nguồn vốn để phát triển Công Ty.
- Thực hiện việc quản lý tài khoản ngân hàng của Công ty. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế. Thanh toán tiền lương và chi tiêu nội bộ, thanh toán vật tư … theo đúng quy trình và qui định do Giám đốc ban hành.
- Bên cạnh đó còn kiểm tra đề xuất và cung ứng vật tư – VLXD, cung cấp dụng cụ thiết bị máy thi công cho các công trình xây dựng của công ty.
- Báo cáo thống kê dụng cụ thiết bị máy thi công & thống kê vật tư – VLXD tồn kho.
Lời kết
Trên đây tôi đã chia sẻ cho bạn sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực này và giúp ích cho bạn trong quá trình tổ chức thi công công trình.