Thuyết minh biện pháp đảm bảo chất lượng công trình là một trong những cơ sở quan trọng để đem lại chất lượng cho công trình đó. Những biện pháp này có vai trò quan trọng giúp cho công trình đạt hiệu quả cao. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn điều này.

Các đề mục trong biện pháp đảm bảo chất lượng công trình
Trước khi thuyết minh biện pháp đảm bảo chất lượng công trình chúng ta cùng xem các đề mục có trong biện pháp đảm bảo chất lượng công trình. Có hai biện pháp để đảm bảo chất lượng công trình đó là quản lý chất lượng và quản lý những hồ sơ, tài liệu, bản vẽ hoàn công cũng như vấn đề về nghiệm thu, thanh quyết toán. Quản lý chất lượng ở đây là quản lý chất lượng vật tư, quản lý chất lượng cho từng loại công tác thi công, biện pháp để bảo quản vật liệu, sửa chữa những hư hỏng và bảo hành công trình.

Thuyết minh biện pháp đảm bảo chất lượng công trình
Thuyết minh Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng vật tư: các quy trình kiểm tra chất lượng vật tư, tiếp nhận và bảo quản.
Quy trình biện pháp kiểm tra vật liệu công trình
Thuyết minh biện pháp đảm bảo chất lượng công trình theo quy trình như sau: trước tiên phải xác định chủng loại vật liệu có nguồn gốc, xuất xứ và đạt chất lượng cao. Nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng vật tư trước khi đưa vào công trình: đúng chủng loại và mã nhãn hiệu theo yêu cầu, đồng thời có chứng chỉ chứng nhận của nhà máy sản xuất và được nộp cho Chủ đầu tư trước khi đưa vào công trình. Và nhà thầu cam kết chỉ sử dụng vật tư theo sự chấp thuận của Chủ đầu tư và đơn vị Tư vấn giám sát.
Kiểm tra mức độ đáp ứng của vật tư
Trước hết là kiểm tra xi măng phải phù hợp với TCVN 2682 – 1999. Các loại xi măng dùng trong công trình phải theo sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát, không được tự ý thay đổi nhãn hiệu xi măng nếu không trình bày lý do chính đáng. Các loại xi măng được mua từ một nguồn đạt chất lượng tiêu chuẩn và đảm bảo về chất lượng khi bảo quản tránh ẩm ướt, hư hỏng.
Cát xây dựng các loại được cam kết sử dụng trong cấp phối bê tông phù hợp với điều 5.3 TCVN 4453 – 1995; TCVN 1770 – 1986. Trước khi đưa vào sử dụng thì cát phải sạch, tự nhiên không bị nghiền nát và đồng thời không lẫn tạp chất hữu cơ và được tư vấn giám sát chấp thuận. Hàm lượng đất sét và bùn non không vượt quá 5% khối lượng và 15% thể tích như quy định.
Về đá các loại thì phải đảm bảo lấy từ nguồn đã được chấp thuận trước đó và đảm bảo cung cấp đều đặn trong suốt quá trình thi công. Đá phải được rửa sạch và phân loại kỹ càng và phải được kiểm tra nghiêm ngặt về quy chuẩn kiểm soát tạp chất trước khi đưa vào công trình.
Nước: đảm bảo theo tiêu chuẩn TCXDVN 302 – 2004 “Nước trộn bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật”. Nhà thầu đảm bảo sẽ không dùng nước thải của các nhà máy, nước bẩn sinh hoạt, nước lẫn tạp chất để trộn bê tông.
Thép tròn các loại: cốt thép phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam, cam kết không sử dụng thép bị rỉ sắt, bị dính sơn hay dính dầu mỡ, bùn đất hay bất cứ vật liệu nào khác làm ảnh hưởng đến độ bám dính bê tông.
Gạch xây các loại: nhà thầu cam kết sử dụng Ebock, AAC, gạch ống 8x8x19 và gạch thẻ 4x8x19 theo như quy định. Trước khi đưa vào công trình thì Nhà thầu phải trình mẫu gạch cũng như phải được kiểm tra nghiêm ngặt.
Gạch lát nền các loại: cũng đều phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế và được kiểm tra cẩn thận về kích thước không bị sai số, loại bỏ những viên gạch bị vênh, mo…
Thiết bị vệ sinh các loại
Những thiết bị vệ sinh như: chậu xi bệt, gương soi… đều phải được đảm bảo sử dụng theo tiêu chuẩn.
Cốp pha sử dụng và giàn giáo thi công
Trước khi sử dụng ván khuôn thì nhà thầu sẽ tiến hành đệ trình ván khuôn và số liệu để Chủ đầu tư hoặc Tư vấn giám sát xét duyệt. Giàn giáo cũng được trình cho Tư vấn biện pháp xét duyệt và đảm bảo theo tiêu chuẩn về chất lượng của giàn giáo.
Tiếp nhận, lưu kho và bảo quản vật tư
Vật tư sau khi được đưa tới công trình sẽ được nhà thầu bảo quản để tránh thời tiết làm ảnh hưởng đến chất lượng của vật tư.
Quản lý chất lượng cho từng loại thi công
Quy trình nghiệm thu chất lượng thi công được thực hiện đối với bộ phận thi công, ở giai đoạn xây lắp. Tiếp đó là quản lý chất lượng thi công cho từng loại công tác thông qua quy trình lập biện pháp thi công, tiến hành kiểm tra, nghiệm thu.
Sau đó là áp dụng các biện pháp bảo quản vật liệu, công trình khi tạm dừng thi công. Kho vật liệu phải chia làm nhiều ngăn để chia vật tư dùng trong từng giai đoạn. Tiếp đó là sửa chữa hư hỏng và bảo hành cho công trình. Nhà thầu sẽ tiến hành sửa chữa, khắc phục sự cố kịp thời khi có hư hỏng xảy ra.
Quản lý tài liệu, hồ sơ, bản vẽ hoàn công, nghiệm thu, thanh quyết toán
Tất cả các hồ sơ pháp lý liên quan được kiểm soát chặt chẽ thông qua sổ theo dõi danh mục tài liệu. Bên cạnh đó tài liệu, hồ sơ công trình cũng có người quản lý và phân loại nhằm tránh bị xáo trộn. Quá trình nghiệm thu gồm có: nghiệm thu ở tổ đội, nội bộ Nhà thầu và nghiệm thu công việc xây dựng, thiết kế, xây lắp và cả các hạng mục của công trình.
Thanh quyết toán
Một công trình được xem là hoàn thành khi Nhà thầu gửi Biên bản nghiệm thu bàn giao. Mọi thủ tục bàn giao được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Lời kết
Trên đây là phần thuyết minh biện pháp đảm bảo chất lượng công trình. Từ những biện pháp đó mà chất lượng công trình được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn. Hãy thường xuyên theo dõi những bài viết mới nhất từ chúng tôi để cập nhật những thông tin vô cùng hữu ích nhé.